NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK HỖN HỢP- PHỨC HỢP


1. Giới thiệu chung về phân bón hỗn hợp
 Phân hỗn hợp là phân bón thu được bằng cách hỗn hợp các phân bón thành phẩm với nhau. Khả năng sản xuất phân hỗn hợp rất rộng, vì nó có quan hệ bất kì của các nguyên tốt dinh dưỡng và nó thoả mãn được những đòi hỏi khác nhau của nông nghiệp.
Tuỳ thuộc vào dạng của các phân hỗn hợp mà hàm lượng tổng của các chất dinh dưỡng trong phân hỗn hợp có thể bị biến đổi trong một giới hạn rộng. Từ 25 - 30%, khi sử dụng dụng supe lân đơn và (NH4)2SO4; Tới 40% khi sử dụng supe lân đơn và NH4NO3 và lớn hơn nữa, bằng cách hỗn hợp supe lân kép, amôn phốt, urê, và những phân bón giàu khác.
Ngoài những nguyên tố dinh dưỡng cơ bản (N+P+K), phân bón hỗn hợp có thể chứa các nguyên tố vi lượng, chất hữu cơ, các chất trừ sâu, diệt nấm, trừ cỏ, các chất kích thích sự phát triển của cây trồng và những chất khác nữa.
Để trung hoà lượng axit dư và cải thiện những tính chất lí học, khi chế tạo phân hỗn hợp cần phải thêm vào các chất phụ gia (các chất độn): Bột xương, bột phôtphorit, đá vôi, đôlômit và những chất khác.
Phân hỗn hợp được sản xuất theo 3 loại:
1) Phân hỗn hợp dạng bột, là sản phẩm hỗn hợp cơ học của các phân đơn dạng bột.
2) Phân hỗn hợp dạng hạt, là sản phẩm hỗn hợp cơ học của các phân đơn dạng hạt, hoặc là sản phẩm hỗn hợp cơ học của các phân đơn dạng bột sau đó đem ve viên tạo hạt.
3) Phân hỗn hợp phức hợp dạng hạt. Loại phân này thu được bằng cách hỗn hợp các phân đơn dạng bột cùng với việc đưa vào quá trình các chất phản ứng lỏng: NH4NO3 dung dịch hoặc chảy lỏng, HNO3, H2SO4, H3PO4 và đồng thời cả NH3 khí. Thực chất của việc thu được loại phân hỗn hợp này là kết hợp giữa hai quá trình vật lý và hoá học. Những phân hỗn hợp như thế về thực chất là ít khác với phân bón phức hợp. Do đó, người ta gọi chúng là phân hỗn hợp-phức hợp.
2. Quy trình sản xuất
Để thu được phân hỗn hợp tốt thì các cấu tử ban đầu phải khô và tơi. Nếu không khô và tơi cần phải phơi và nghiền chúng trước khi hỗn hợp. Ngoài ra các Hỗn hợp các phân đơn cùng với việc chế biến hoá học Amôn hoá bằng NH3 khí hoặc bằng các Amôniac lỏng (những dung dịch NH4NO3; (NH2)2CO; Ca(NO3)2 và các hỗn hợp của chúng trong amôniac lỏng hoặc trong nước amôniac đậm đặc). Bằng cách đưa axit và các vật liệu trung hoà chúng vào hỗn hợp. Đưa vào các dung dịch và các chất lỏng thay thế nước trong quá trình tạo hạt.
Khi hỗn hợp các cấu tử và tạo hạt sẽ xảy ra các phản ứng hoá học và các hạt sản phẩm thu được sẽ bền, chắc và đồng nhất hơn. Mặc khác việc sấy khô hạt là do nhiệt của phản ứng hoá học xảy ra.
Khi sản xuất phân hỗn hợp dạng hạt có bổ sung nước, các dung dịch muối, axit hoặc amôn hoá, tạo hạt được kết hợp trong cùng một thiết bị làm liên tục. Thời gian lưu lại của vật liệu trong thiết bị khoảng 10 phút.
Do sự toả nhiệt của các phản ứng mà nhiệt độ trong quá trình hỗn hợp nâng lên 70 - 80OC làm bốc hơi ẩm. Tuy nhiên đa số trường hợp cần phải sấy khô thêm phần hỗn hợp đã tạo hạt bằng khí lò trong máy sấy theo phương thức xuôi chiều đến độ ẩm nhỏ hơn 3%. Sản phẩm đã sấy khô được làm lạnh bằng lạnh bằng không khí và sàng phân loại, phần hạt lớn được nghiền rồi quay lại sàng, phần hạt trung bình được lấy làm sản phẩm, còn hạt nhỏ tuần hoàn trở lại thiết bị hỗn hợp ở dạng sản phẩm tuần hoàn. Lượng sản phẩm tuần hoàn phụ thuộc vào lệnh sản xuất và đặc trưng của các vật liệu ban đầu (thường nằm trong giới hạn 0,1-1 phần khối lượng của phần thành phẩm). Có thể hiệu chỉnh nhiệt độ của hỗn hợp và quan hệ của pha rắn, lỏng trong hỗn hợp bằng sản phẩm tuần hoàn.
Khi sản xuất phân hỗn hợp dạng hạt có hàm lượng đạm cao thì một lượng đạm nhất định bị tổn thất khi amôn hoá, sấy khô và ở các giai đoạn khác. Tổn thất được hạ thấp khi phòng ngừa được sự tạo thành những hạt lớn và hiệu chỉnh nhiệt độ bằng cách đưa vào sản phẩm tuần hoàn hoặc bằng các biện pháp khác. Quá trình sản xuất phân hỗn hợp dạng hạt sẽ dễ dàng nếu như vật liệu ban đầu có kích thước gần bằng với kích thước đã chọn của hạt. Khi ấy, hạt có độ bền lớn hơn và tiêu hao hơi nước hoặc axit khi tạo hạt sẽ giảm.
Hình dưới biểu thị sơ đồ sản xuất phân phức hợp. Phân hỗn hợp phức hợp những cấu tử có quan hệ các chất dinh dưỡng quy định. Quá trình hỗn hợp và tác dụng của các cấu tử được tiến hành trong các thiết bị tạo hạt (3). Tuỳ thuộc vào thành phần đã chọn của phân bón mà cung cấp vào thiết bị tạo hạt những cấu tử  sau đây: Phân Kali, đạm, lân và sản phẩm tuần hoàn từ phễu chứa (11). Qua cân định lượng (12) và băng tải (13) đến máy tạo hạt.
Đối với dung dịch phun:
+Vòi phun 1: Urea được hoà tan trong dd H2SO4.
+ Vòi phun 2: Amôniac
+ Vòi phun 3: Nước hoặc dung dịch nước ót
Các dung dịch trên được chứa trong các thùng cao vị (1) qua bộ phận định lượng (2) cùng phun vào dòng liệu trên máy tạo hạt (3).
Để cho việc tạo hạt tốt, hơi nước cung cấp vào được phun thành bụi nhờ vào không khí nén. Trong thiết bị tạo hạt, nước đưa vào bị bốc hơi đến 30-35% do nhiệt của phản ứng. Sản phẩm hạt thu được qua băng tải vào máy sấy thùng quay (4). Tại đây được sấy khô đến độ ẩm cuối cùng 1% (độ ẩm ban đầu 4 - 5%). Việc sấy khô được thực hiện bằng khí lò đốt có nhiệt độ khoảng 200OC; nhiệt độ của hạt ra khỏi máy sấy là 70-80OC, Sản phẩm khô được làm lạnh đến 30 - 40C trong thiết bị làm lạnh thùng quay và phân loại trên lưới lọc hạt (6). Hạt to được nghiền ở máy nghiền (7) + phần hạt nhỏ được tuần hoàn lại thiết bị tạo hạt. Phần hạt là thành phẩm có kích thước 1 - 3mm được chuyển đến thùng điều tiết (5), ở đây nó được tẩm dầu và xoa (đánh bóng hạt và nâng cao tính chất cơ lý của hạt). Sản phẩm được bảo quản bằng bao gói.

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT


Click vào đây để xem ảnh lớn
1. Thùng cao v
2. Cơ cđịnh lượng
3. Máy to ht
4. Máy sy thùng quay
5. Máy làm ngui
6. Sàng lưới lc ht.
7. Máy nghin
8. Bonke cha BTP
9. Máy điu tiết, đánh bóng ht
10. Định lượng dđánh bóng
11. Bonke cha
12. Cân định lượng
3. Tính chất đối kháng và không đối kháng của các phân bón đơn - đề xuất nguyên liệu sản xuất phân hỗn hợp-phức hợp N.P.K
a. Tính đối kháng và không đối kháng:
Khi chế tạo phân hỗn hợp, một số muối ban đầu và những sản phẩm khác không thể trộn lẫn với nhau được. Bởi vì, có thể xảy ra những quá trình hoá học không mong muốn. Kết quả của những quá trình hoá học ấy sẽ làm tổn thất các chất dinh dưỡng (bay hơi hoặc thoái giảm thành dạng không hiệu quả) và làm cho tính chất lý học của sản phẩm bị xấu đi. Những hiện tượng gây nên như thế được gọi là tính đối kháng. Ngược lại điều đó, chúng có thể hỗn hợp với nhau mà không nảy sinh quá trình phụ có hại gọi là tính không đối kháng của các phân bón.
VD: Khi hỗn hợp  Supelân với NH4NO3:
2NH4NO3 + Ca(H2PO4)2 = 2NH4H2PO4 + Ca(NO3)2
NH4NO3 + H3PO4 = NH4H­2PO4 + HNO3
Do những phản ứng xảy ra đó mà bị tổn thất hàm lượng dinh dưỡng (ở dạng hơi HNO3 hoặc các Oxit nitơ) và tính chất lí học bị xấu hơn các cấu tử ban đầu (vì xuất hiện Ca(NO32 dễ hút ẩm). Việc tạo thành HNO3 có thể ngăn ngừa được bằng cách đưa vào hỗn hợp các chất phụ gia trung hoà hoặc amôn hoá bằng NH3 khi đó loại bỏ được khả năng tổn thất nitơ. Đồng thời nhờ vào việc chuyển một bộ phận mônôcanxi phốt phát thành đicanxiphôtphat và một phần nước ở dạng ẩm tự do bị liên kết thành dạng kết tinh làm cho cho tính chất lí học của sản phẩm trở nên tốt hơn và hàm lượng P2O5 tan trong nước bị giảm do việc tăng hàm lượng P2Otan trong xitrat (axit xitric 2%).
Để giảm sự thoái giảm P2O5, có thể bổ xung một lượng nhỏ các muối Mg và Fe hoà tan vào phân hỗn hợp chứa supe lân trước khi amôn hoá, Amôn hoá tới pH = 7 ta được sản phẩm không có sự thoái giảm P2O5 và đồng thời thu được sản phẩm chứa 5% Nitơ.
Trong một số trường hợp khi hỗn hợp có thể thu được sản phẩm có tính chất lí học tốt hơn so với các cấu tử ban đầu.
VD: Khi hỗn hợp supe lân với (NH4)2SO4.
(NH4)2SO4 + Ca(H2PO4)2.H2O + H2O = 2NH4H2PO4 + CaSO4.2H2O
Từ những phản ứng trên ta có nhận xét: Ta sẽ thu được sản phẩm khô ráo và đóng rắn do sự tạo thành CaSO4.2H2O (thạch cao) có độ hút ẩm nhỏ. Nhưng để loại trừ khả năng kết khối của nó phải nghiền và bảo quản một thời gian dài để phản ứng kết thúc. Những phân bón hỗn hợp có tính chất lí học tốt, độ hút ẩm nhỏ, không bị kết khối khi bảo quản, thu được bằng cách trộn amôn phôtphát, KCl với Supe lân, (NH4)2SO4. Khi hỗn hợp chúng với NH4NO3 hoặc Urê sẽ thu được sản phẩm có độ tơi xốp, nhưng bảo quản trong không khí ẩm tính lí hoá bị xấu đi.
Để giải quyết những vấn đề về khả năng hỗn hợp loại phân bón này với loại phân bón kia; người ta đã đưa ra biểu đồ chỉ dẫn sự khác nhau của việc hỗn hợp các phân bón dựa trên những giải thuyết lí thuyết và các số liệu thực hiện. Tuy nhiên tính đối kháng của các phân bón chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Sơ đồ xác định khả năng trộn lẫn các phân bón



Trong đó:
- Các ô trắng có thể trộn lẫn.
- Các ô đen là không thể trộn lẫn.
- Các ô xám nhạt là trộn lẫn có điều kiện.
- K là có thể có sự thoát khí
- P là có sự thoái giảm P2O5
Các dãy ngang và dọc được biểu thị bằng các con số tương ứng với các phân bón khác nhau.

1. Ca(NO3)2
2. NaNO3
3. (NH4)2SO4.2NH4NO3
4. HNO3.NH4Cl
5. (NH4)2SO4 (Đạm SA)
6. NH4Cl
7. (NH2)2CO (Đạm Urê)
8. CaCN2
9. CaHPO4
10. Ca(H2PO4)2 (Supe lân)
11. Xỉ tomat, tecmô phôtphát (phân lân nung chảy).
12. K2SO4.MgSO4
13. Muối kali 50% K2O
14. Muối kali 10 - 30% K2O
15. CaCO3


b. Đề xuất nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp-phức hợp N.P.K
* Công thức 1:
Pha lỏng:          + H2SO4 (92-96%)
                           + Amôniac lỏng (18-19%)
                           + Nước hoặc nước ót
Pha rắn:            KCl
                           (NH4)2SO4
                           Ca(H2PO4)
                           NH4Cl
                           Đôlômit
                           (Có thể bổ xung thêm Bột phôtphorit)
* Công thức 2: Tương tự công thức 1 nhưng giảm lượng Supe lân.
* Công thức 3:
Pha lỏng           + (NH2)2CO  , H2SO4 (92-96%)
                           + Amôniac lỏng: (18-19%)
                           + Nước hoặc nước ót
Pha rắn:            KCl < 15%
                           (NH2)2CO     
                           NH4Cl
                           CaCO3
* Công thức 4:
Pha lỏng           + (NH2)2CO  , H2SO4 (92-96%)
                           + Amôniac lỏng: (18-19%)
                           + Nước hoặc nước ót
Pha rắn:            KCl < 15%
                           (NH2)2CO     
                           NH4H2PO4 (MAP)
                           CaCO3

Hoá chất
% nguyên chất
(tính tb)
Tỉ trọng
% dinh dưỡng
Đơn giá 
(VAT)
H2SO4
94,0%
1,831
30,7%
S
 
Amôniac
18,5%
0,928
15,2%
N
 


Chi phí: Lượng hoá chất dùng để sản xuất các công thức phân bón khác nhau như trên trung bình tốn khoảng: 10kg dd H2SO4 (92 - 96%)/1 tấn [tương đương 23.500đ] và 18kg dd NH3 18%/1 tấn [tương đương 68.400đ]. Tổng = 91.900đ/tấn.
Nhận xét:
+ Đối với công thức 1: có cả 3 loại nguyên tố dinh dưỡng chính (N, P, K) nhưng vì Supe lân hàm lượng P2O5hh chỉ đạt tối đa 16,5% nên ở công thức này chỉ phối trộn được loại phân có tổng hàm lượng N,P,K đạt <22%. ở công thức này có thể sản xuất phân bón hàm lượng trung bình hoặc nâng cao tỷ lệ supe lân dùng thành phẩm để phối trộn phân hỗn hợp N.P.K 3 màu. VD: 6.8.4; 7.9.2 ...
+ Đối với công thức 2: Giảm bớt lượng Supe lân ® hàm lượng Đạm và Kali có thể điều chỉnh lên cao hơn dùng sản xuất phân bón chất lượng cao bón thúc. VD: 14.2.12; 12.2.15 ...
+ Đối với công thức 3: Hàm lượng đạm cao (15 - 20%), Kali thấp (≤5%), không có lân. Ở công thức này dùng sản xuất phân chất lượng cao bón thúc thay đạm hoặc trộn phân hỗn hợp N.P.K 3 màu. VD: 20.0.5; 23.0.2 ...
+ Đối với công thức 4: So với CT3 do có bổ xung thêm NH4H2PO4(MAP) hàm lượng lân cao (50%) nên có thể điều chỉnh cả tổng hàm lượng đạm và lân lên rất cao (N+P = 15 - 30%), Kali thấp (≤5%). Ở công thức này dùng để sản xuất phân chất lượng cao như: 17.12.5; 15.15.5 ....
2. Các phản ứng hoá học và tính toán tỉ lệ dung dịch phun.
Các dung dịch đưa vào quá trình tạo hạt nên chứa trong các thùng nhựa ở vị trí cao và dùng bơm áp suất cao phun vào dòng liệu trên máy tạo hạt:
Đối với  NH4NO3 (Urea), H2SO4 và H3PO4 không phản ứng với nhau và sử dụng ở lượng nhỏ nên có thể trộn lẫn với nhau. Amôniac và Nước nên chứa riêng ở các thùng khác nhau để dễ điều chỉnh lượng trong quá trình tạo hạt.
Như vậy: Trên trên máy tạo hạt mỗi mâm ve cần thiết kế hệ thống 3 vòi phun sương:
+ Vòi 1: Hỗn hợp dd: NH4NO3 (Urea), H2SO4 (92-96%)
+ Vòi 2: Dung dịch: NH3 (18%)
+ Vòi 3: Nước hoặc nước ót
a. Các phương trình phản ứng:
Các chất trong dung dịch không được tự phản ứng với nhau hoặc tạo kết tủa hay bay hơi trong quá trình sản xuất và lưu trữ.
Khi phun các dung dịch trên vào hỗn hợp các cấu tử để tạo hạt thì các phản ứng hoá học sẽ xảy ra sẽ tuỳ thuộc vào độ tiếp xúc giữa pha rắn và pha lỏng.
+ Ở pha lỏng các phản ứng xảy ra dễ dàng hơn (p/ư chính):
          H2SO4 + H2O = H2SO4 (loãng) + Q    (1)
          2NH3 + H2SO4 = (NH4)2SO4 + Q                    (2)
Các phản ứng trên điều toả ra một lượng nhiệt rất lớn (nhất là phản ứng 1) vì vậy hỗn hợp trong quá trình tạo hạt có thể lên đến 80OC.
Chú ý: Vì axit H2SO4 (axit sunphuric) cực kì háo nước vì vậy của axit khi thêm nước vào thường sinh ra các đám khói chứa hơi axit sunfuric, hơi này cực nóng cũng như có tính axit cao. Công nhân làm việc với axit sunfuric cần đeo găng tay và kính, khẩu trang, mặc quần áo chống bắn toé.
+ Giữa pha rắn và lỏng hoặc rắn và rắn có thể xảy ra các p/ư (p/ư phụ):
MgO (đôlômit, nước ót) + H2SO4 (dd) = MgSO4 + H2   (3)
CaO (đôlômit, nước ót) + H2SO4 (dd) = CaSO4 + H2    (4)
(NH4)2SO4 + Ca(H2PO4)2.H2O + H2O = 2NH4H2PO4 + CaSO4.2H2O     (5)
MgSO4 + NH4H2PO4 + 2NH= MgNH4PO4 + (NH4)2SO4 (6)
2NH4NO3 + Ca(H2PO4)2 = 2NH4H2PO4 + Ca(NO3)2         (7)
NH4NO3 + H3PO4 = NH4H­2PO4 + HNO3                  (8)
HNO3 + NH3 = NH4NO3                     (9)
(NH2)2CO + H2O          NH4COONH2 (10)
NH4COONH2  + H2                   (NH4)2CO3          (11)
(NH4)2CO3                   NH3 + NH4HCO3                  (12)
Nếu dư Axit: H2SO4   +  Fe  =  FeSO4 + H2­ (ăn mòn thiết bị) (13)
Nhận xét:
- Phản ứng (3) và (4) Đôlômit (nước ót) có tác dụng hấp thụ và trung hoà một phần lượng axit sunphuric trong quá trình tạo hạt, hình thành MgSO4, CaSO4 (thạch cao) có tác dụng nâng cao tính cơ lí của hạt phân.
- Phản ứng (5) xảy ra khi SA tiếp xúc với Supe lân tạo CaSO4 (thạch cao) có tính chất tương tự như phản ứng trên.
- Phản ứng (6) tạo ra MgNH4PO4 ở dạng kết tinh không tan trong nước chỉ tan trong axit, như vậy nếu ở môi trường đất có pH trung tính thì MgNH4PO4 bền và chỉ tan khi cây trồng tiết axit để hấp thụ.
- Phản ứng (7) tạo Ca(NO3)hút ẩm cao và p/ư (8) làm sinh ra HNO3và các khí của Oxit nitơ làm mất đạm.  Nhưng khi thêm có mặt của NH3 (p/ư 9) sẽ hạn chế p/ư (7) và (8) xảy ra.
- Phản ứng (10), (11), (12): Nếu đạm Uree ở điều kiện bình thường bị đốt nóng trong dung dịch đến trên 80% sẽ bị mất đạm do khí NH3 bay lên, nhưng trong trường hợp này, NH3 sinh ra lập tức bị hấp thụ trở lại do hơi của axit sunphuric. NH3 + H2SO4 = (NH4)2SO4.
- Ở p/ư (13): thiết bị sẽ bị ăn nếu cho dư axit sunfuric, vì vậy cần cho dư NHđể trung hoà hoàn toàn lượng axit sunfuric trong hỗn hợp.
Như vậy khi sử dụng H2SO4 làm xúc tác và trung hoà bằng NH3 phản ứng trong quá trình tạo vừa có tác dụng giảm độ ẩm do quá trình toả nhiệt của phản ứng vừa nâng cao tính cơ lí của hạt phân và bổ dung được 1 lượng dinh dưỡng nhất định là Đạm và Lân ở dạng dễ tiêu.
b. Tính toán tỉ lệ sử dụng các dung dịch.
1) Tỉ lệ giữa NH3 và H2SO4:
          2NH3 + H2SO4 = (NH4)2SO4
          2x17       98
Phân tử lượng của NH3 = 17 g/mol
Phân tử lượng của H2SO4 = 98 g/mol
Đối với dd H2SO4 92-96% (TB = 94%); và dd NH3 18-19% (TB=18,5%):
Ta có:        

3. Sử dụng chất phụ gia để ngăn ngừa phân bón khỏi bị vón cục:
Hiện tượng vón cục vủa phân khoáng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của phân, gây khó khăn cho việc bảo quản, vận chuyển và bón vào đất. Những yếu tố ảnh hưởng đến vón cục là: Độ ẩm, của không khí, tính hút ẩm của phân bón, độ hoà tan, thành phần hoá học và độ bền cơ học của hạt, thời gian bảo quản và điều kiện khí hậu.
Để làm giảm hoặc ngăn cản hiện tượng vón cục thì phải sấy triệt để hơn, dùng bao bì chống ẩm và dùng chất phụ gia. Các chất phụ gia sử dụng được chia làm 3 loại.
1) Các chất hoạt động bề mặt, làm thay đổi tính hút ẩm và các tính chất bề mặt khác của hạt phân bón.
2) Các chất phụ gia thêm vào trước kết tinh hoặc tạo hạt làm thay đổi cấu tạo vật lí và tính chất của hạt trong quá trình tạo hạt (thường là các muối vô cơ).
3) Các chất hữu cơ và vô cơ trơ, làm ngăn cách hạt không cho chúng tiếp xúc với nhau.
Trong số các chất phụ gia hoạt động bề mặt thường dùng là: Những Sunfonat của những dẫn xuất naflen và ben zen (VD: Đôđexyl Benzen Sunfonat: HO3S - C6H5(CH2)11-CH3), Nhược điểm: dùng dưới dung dịch loãng nên phải thêm bột trơ để hấp phụ độ ẩm. Người ta còn dùng các amin béo và muối của chúng, có hiệu quả cao, nhưng làm bẩn môi trường.
Chống vón cục bằng các muối vô cơ trước khi tạo hạt và kết tinh: Các muối của kim loại đa hoá trị như nhôm, sắt, canxi...
Các chất hoạt động bề mặt có giá thành cao, nên người ta thường dùng một lượng rất nhỏ (0,2-0,1%) so với lượng phân.
Những chất phụ gia hữu cơ và vô cơ thường dùng là: CaCO3, cao lanh, Pôliolêfin, Closilan.
Có thể dùng chất VHCKK2000 (do Viện hoá học Việt Nam sản xuất - chất này hiện nhà máy đạm Hà Bắc đang dùng để bọc đạm Ure để chống phân huỷ, chống vón cục và tạo độ bóng cho hạt) hoặc Tamin để làm lớp bọc bảo vệ hạt phân bón và làm hạt phân bóng, đẹp.



Tag: quy trình công nghệ sản xuất phân bón, cong nghe san xuat phan bon, phân bón hóa học, phân bón tháp cao, phân bón hỗn hợp npk, phân phức hợp một màu, phân bón cao cấp, phân bón công nghệ 1 hạt, phân thanh hóa, nông nghiệp thanh hóa, nong nghiep thanh hoa, phân tổng hợp, phan bon hoa hoc, phan chuyen dung, phan bon chat luong cao, chất chống đóng cục (tảng) trong phân bón, phụ gia chống dính, cách bảo quản phân bón.

3 nhận xét:

  1. Những thông tin thật ý nghĩa
    Bùi Thảo
    Sale & Customer Care
    Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Con Thoi
    Click để xem chi tiết dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ Bắc Nam từ TPHCM hoặc dich vu van chuyen hang hoa duong bo Bac Nam tu TPHCM

    Trả lờiXóa
  2. Nếu có nhu cầu hợp tác thì liên hệ mình nhé, hoặc bấm vào link sau để xem thêm:
    Cho thuê nhà xưởng Quốc Lộ 50 tại Long An | Cho thue nha Quoc Lo 50 tai Long An

    Trả lờiXóa
  3. Mình đã tìm thấy các thông tin cần thiết ở đây, cảm ơn bạn. Mình cũng muốn giới thiệu về một Công ty dịch thuật uy tín - Công ty dịch thuật miền trung - MIDtrans , trụ sở chính chính tại địa chỉ 02 Hoàng Diệu, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có Giấy phép kinh doanh số 3101023866 cấp ngày 9/12/2016 là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân. Hệ thống thương hiệu và các Công ty dịch thuật con trực thuộc: dịch thuật bạc liêu - dịch thuật miền trung tại địa 100 Lê Lợi, TP Bạc Liêu là địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Bạc Liêu ; dịch thuật công chứng sài gòn 247 , địa chỉ 47 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1 TP HCM, dịch thuật đồng Nai : địa chỉ Đường Bùi Văn Hòa, Tổ 5 KP 11, Biên Hòa, Đồng Nai là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật uy tín hàng đầu tại Đồng Nai; vietnamese translation company : dịch vụ dịch thuật cho người nước ngoài có nhu cầu, giao diện tiếng Anh dễ sử dụng; dịch thuật công chứng nhà bè: nhà cung ứng dịch vụ dịch vụ dịch thuật phiên dịch hàng đầu tại Quận nhà bè, TP Hồ Chí Minh; dịch thuật công chứng đà nẵng midtrans : Địa chỉ 54 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật chuyên ngành tại Đà Nẵng; dịch thuật hà nội midtrans : địa chỉ 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội là nhà cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch chuyên nghiệp tại địa bàn Hà Nội. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ biên dịch và phiên dịch, dịch thuật công chứng chất lượng cao hơn 50 ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Ba Lan, Phần Lan, Thái Lan, Hà Lan, Rumani, Lào, Campuchia, Philippin, Indonesia, La Tinh, Thụy Điển, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ..vv... Dịch thuật MIDtrans tự hào với đội ngũ lãnh đạo với niềm đam mê, khát khao vươn tầm cao trong lĩnh vực dịch thuật, đội ngũ nhân sự cống hiến và luôn sẵn sàng cháy hết mình. Chúng tôi phục vụ từ sự tậm tâm và cố gắng từ trái tim những người dịch giả.Tự hào là công ty cung cấp dịch thuật chuyên ngành hàng đầu với các đối tác lớn tại Việt nam trong các chuyên ngành hẹp như: y dược (bao gồm bệnh lý), xây dựng (kiến trúc), hóa chất, thủy nhiệt điện, ngân hàng, tài chính, kế toán. Các dự án đã triển khai của Công ty dịch thuật chuyên nghiệp MIDtrans đều được Khách hàng đánh giá cao và đạt được sự tín nhiệm về chất lượng biên phiên dịch đặc biệt đối với dịch hồ sơ thầu , dịch thuật tài liệu tài chính ngân hàng, dịch thuật tài liệu y khoa đa ngữ chuyên sâu. Đó là kết quả của một hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, những tâm huyết và kinh nghiệm biên phiên dịch nhiều năm của đội ngũ dịch giả của chúng tôi. Hotline: 0947688883. email: info@dichthuatmientrung.com.vn . Các bạn ghé thăm site ủng hộ nhé. Cám ơn nhiều

    Trả lờiXóa